2025-02-24 HaiPress
"'Chương trình không có yêu cầu cần đạt nào về phương trình tương đương nên học sinh sử dụng các ký hiệu trên khi làm bài cần bị trừ điểm".
"Không có gì tác động tốt hơn đến học sinh là trừ điểm,có vậy thì các em mới nhớ,giáo viên mới không dám dạy'.
Câu này làm tôi nhớ đến trường hợp của con tôi hồi lớp 9,cháu thích học Toán,luôn tìm tòi để giải bài toán theo nhiều cách khác nhau và luôn bị cô giáo dạy toán trừ điểm cho dù làm đúng hết.
Tôi có đến trường hỏi cô giáo,cô lý giải là con học lớp 9,phải làm theo cách giải của lớp 9,không được dùng cách giải của cấp 3 để làm toán,nên dù kết quả đúng em vẫn trừ điểm của con.
Tôi thấy cô nói đúng,nhưng tôi nhận thấy cách giáo dục rập khuôn không phù hợp với con tôi,nên vẫn khuyến khích con giải toán theo cách con thấy hay nhất,không quá quan trọng điểm số.
Và tôi đã đúng,điểm thi toán vào cấp 3 của con tôi là 9,75 điểm Toán chung của Sở Giáo dục Hà Nội (đề trắc nghiệm),8,5 đến 9,5 điểm toán của các trường chuyên (đề tự luận)".
Độc giả Hien Nguyen bình luận như trên,sau bài viết Bối rối vì bỏ dấu 'suy ra','tương đương' trong môn Toán lớp 9.
Từ đầu năm học mới đến nay,hàng trăm bài viết được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn của giáo viên THCS,băn khoăn về cách dùng dấu tương đương,suy ra. Các địa phương như Vĩnh Phúc,Bà Rịa - Vũng Tàu...,ghi nhận ý kiến,trao đổi về chủ đề này trong các hội nghị,hội thảo,tập huấn.
Theo một giáo viên,chương trình cũ,dấu tương đương xuất hiện và được định nghĩa trong bài về phương trình tương đương,ở lớp 8. Trong chương trình mới,bài này được đưa vào lớp 10. Vì vậy về bản chất,học sinh THCS không được học về dấu tương đương,nên thầy cô lưu ý không sử dụng.
Theo GS Đỗ Đức Thái,tháng 7/2024,Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học,nêu rõ: Thực hiện đánh giá học sinh THCS và THPT theo quy định,không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình.
"Chương trình không có yêu cầu cần đạt nào về phương trình tương đương nên học sinh sử dụng khi làm bài cần bị trừ điểm",ông Thái nhấn mạnh. "Không có gì tác động tốt hơn đến học sinh là trừ điểm,giáo viên mới không dám dạy".
"Chỉ giải toán bằng kiến thức đã được dạy" cũng là băn khoăn của độc giả Hoàng Lê:
"Con tôi lớp 7,dùng kiến thức học kỳ II (tổng 3 góc trong tam giác bằng 180 độ) để giải bài toán hình học trong kỳ thi cuối học kỳ I,thì không được tính điểm,dù kết quả ra vẫn đúng.
Tôi cũng tranh luận khá lâu với phó hiệu trưởng chuyên môn nhà trường,nhưng vẫn không có tác dụng gì,vẫn bảo lưu quan điểm chỉ được giải bài toán bằng kiến thức đã được dạy (khác với đã được học nhé).
Theo chương trình mới,học sinh THCS chỉ giới thiệu sơ lược về tập hợp,không còn đưa vào những khái niệm tập con,hai tập hợp bằng nhau,tập rỗng. Khi không có những khái niệm đó thì không thể đưa phương trình tương đương vào sách giáo khoa nữa.
Độc giả Denny Hoang nói: "Chương trình giáo dục có một số thay đổi về nội dung giảng dạy nên bài định nghĩa để cho phép học sinh sử dụng dấu suy ra và dấu tương đương đã được đẩy lên lớp 10,nên chương trình mới sẽ không có nội dung định nghĩa dấu suy ra hay tương đương nữa.
Logic này hợp lý nhưng cách áp dụng thì nên có trình tự và không nên áp dụng kiểu xen ngang như vậy.
Các em học và thi lớp 10 năm nay nhưng lớp 8 học chương trình cũ thì việc các em sử dụng các dấu tương đương hay suy ra là hợp lệ.
Các em thi lớp 10 nhưng đã được học theo chương trình mới thì có thể áp dụng theo chương trình mới. Có như vậy thì sẽ tạo ra 1 sự thống nhất trong kiến thức học và kiến thức thi của các em.
Bên cạnh đó,theo tôi nghĩ,các dấu tương đương hay suy ra cũng không nhất thiết phải được học trong các bài tổ hợp một cách cứng nhắc như vậy".
Hữu Nghị tổng hợp
Ăn nhạt thế nào giảm huyết áp?
Hơn 4.200 ha lúa, hoa màu ở Phú Yên bị ngập do mưa lớn
Tư vấn viên Prudential: Thành công là khi góp giá trị cho cộng đồng
Chồng và đồng nghiệp 'rủ nhau lên giường' nhưng chỉ là bạn bè
Đại lý xe sang tặng khách hàng loa hàng hiệu 'nhái'
Nên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật?
©bản quyền 2009-2020 Thông tin Du lịch Văn hóa Việt Nam