'Việt Nam cần hợp tác quốc tế để phát triển AI, bán dẫn'

2025-02-25 IDOPRESS

"Muốn đi nhanh thì đi một mình,muốn đi xa thì đi cùng nhau. Việt Nam không tự mình phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn,AI,mà cần có sự hợp tác với đối tác trong và ngoài nước",Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia NIC Vũ Quốc Huy cho biết tại họp báo công bố Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025 (AISC 2025),chiều 24/2 ở Hà Nội.

Để phát triển công nghệ cao trong nước,theo ông,một mô hình tương đối thành công là đưa người Việt ra nước ngoài học tập và tích lũy kinh nghiệm,sau đó quay về khởi nghiệp hoặc đóng góp. Ngoài ra,việc thu hút doanh nghiệp lớn từ nước ngoài còn mang lại nhiều giá trị khác.

Giám đốc NIC Vũ Quốc Huy (trái) và nhà sáng lập Aitomatic Christopher Nguyễn tại họp báo chiều 24/2. Ảnh: Nguyễn Trang

"Tập đoàn công nghệ lớn vào sẽ kéo theo chuỗi cung ứng của họ,từ đó tạo ra một cái sóng về đầu tư và sản xuất tại Việt Nam",ông Huy nói. "Đó cũng là cơ hội cho doanh nghiệp,người lao động,chuyên gia trong nước tiếp cận công nghệ,nâng cao năng lực,tăng cường kỹ năng về AI và bán dẫn với những công nghệ tiên tiến của thế giới".

Theo Giám đốc NIC,trước tiềm năng đó,việc thu hút và giải ngân đầu tư nước ngoài là một trong những nhiệm vụ góp phần vào tăng trưởng hai con số mà Việt Nam đề ra.

Trước đó,tại Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Việt Nam toàn cầu AGIC 2025 ngày 20-22/2 ở Singapore,Giáo sư Nguyễn Đức Khương,Chủ tịch tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu AVSE Global,nhận định trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng,"cần thiết phải có sự kết nối,hội tụ trí tuệ tập thể để tạo ra sức mạnh chung,cùng sáng tạo ra những giá trị cho Việt Nam".

Cộng đồng chuyên gia công nghệ người Việt tụ họp tại sự kiện AGIC 2025 ở Singapore. Ảnh: Phạm Hương

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học,công nghệ,đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cũng đưa ra nhiệm vụ tăng cường hợp tác quốc tế,trong đó đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ với các quốc gia có trình độ phát triển,thúc đẩy nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ; đồng thời xây dựng,kết nối và phát triển mạng lưới chuyên gia,nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Tại sự kiện ở Singapore,tiến sĩ Lê Quang Đạm,CEO công ty bán dẫn Marvell Technology Việt Nam,khẳng định đây là cơ hội "trăm năm có một" để bán dẫn Việt Nam phát triển. Ông cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa "chính sách của Chính phủ,chương trình đào tạo của trường đại học và sự đồng lòng,cam kết từ phía các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước".

"Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất tốt. Cơ hội này không tự đến,chúng ta phải tạo ra",ông Đạm khẳng định. "Chúng ta có một chiến lược rõ ràng,có sự quan tâm từ Chính phủ và các kỹ sư người Việt hay gốc Việt,nhân tài trong ngành hay ngoài ngành,cũng cần đoàn kết lại để cùng nhau tạo ra giá trị cho đất nước".

Gian hàng robot tại sự kiện đổi mới sáng tạo tháng 10/2023. Ảnh: Lưu Quý

Là đơn vị đồng tổ chức sự kiện AISC 2025 vào tháng 3,ông Christopher Nguyễn,nhà sáng lập Aitomatic,đánh giá việc hợp tác quốc tế có thể mất 5-10,thậm chí 20 năm nữa mới nhìn thấy giá trị,nhưng việc triển khai là cần thiết.

Theo ông,một nền kinh tế cũng giống như một con người,có thể trải qua ba giai đoạn phát triển. Đầu tiên là đi làm công với giá rẻ; tiếp đến là nhân viên lành nghề được trả giá cao tương xứng với năng lực; và tiến tới tự mình làm chủ. Ông cho rằng Việt Nam đang ở giai đoạn hai. Khi đó,các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam giống như bên trung gian đưa các giá trị Việt Nam ra thế giới.

"Sự hợp tác quốc tế hôm nay có thể mang đến cơ hội cho Việt Nam tự bán sản phẩm ra thế giới mà không cần trung gian,từ đó tăng năng lực cạnh tranh,nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu",ông Christopher Nguyễn nhận định.

Lưu Quý

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.

©bản quyền 2009-2020 Thông tin Du lịch Văn hóa Việt Nam